Một nghiên cứu đối với 725 bệnh nhân, thiết bị này do Công ty Thiết bị y tế Medtronic sáng chế, đã được cấy ghép thành công 99% với tỷ lệ biến chứng thấp so với máy tạo nhịp tim truyền thống trước đây.
Khoảng 200.000 người ở Mỹ mỗi năm được cấy một thiết bị tạo nhịp tim. Máy được cấy ở dưới da ngực với dây dẫn tới tim. Dây này có thể bị mòn, hỏng hoặc bị nhiễm khuẩn... trong quá trình hoạt động. Với thiết bị tạo nhịp tim không dây mini, chỉ bằng một viên thuốc lớn và có thể cấy vào trong mạch máu ở háng, bên phải trái tim mà không cần phẫu thuật.
TS. Douglas Zipes, chuyên gia về nhịp tim và là cựu Hiệu trưởng ĐH Tim mạch Mỹ phát biểu: “Tôi cho rằng, đây là một bước đột phá quan trọng”.
Theo TS. Dwight Reynolds, ĐH Oklahoma - Trung tâm Khoa học Y tế, dẫn đầu nhóm nghiên cứu về máy tạo nhịp tim mini Medtronic, 40% bệnh nhân có biến chứng nặng với các thiết bị trước đây.
Mai Khanh
((Theo Fox News, 11/11/2015))