Viêm amidan kéo dài, sử dụng kháng sinh liên tục nhưng không đỡ hoặc đỡ thì lại tái phát rất nhanh khiến amidan lần sau bị viêm còn sưng to hơn trước và có thể không xẹp về kích thước ban đầu gây cản trở đường ăn uống, đường thở, người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó nuốt, khó thở, khó phát âm, họng đau rát…Hậu quả là người bệnh phải nghĩ đến cắt amidan dù không mong muốn.
Những thể viêm amidan nào có chỉ định cắt
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, amidan được chỉ định cắt trong những trường hợp sau:
- Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
- Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5 – 6 lần trong một năm.
- Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
- Amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.
Cảnh báo: Tùy tiện cắt amidan – Lợi bất cập hại
Amidan tuy dễ viêm nhưng cũng là tổ chức bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Cắt không đúng không những tốn kém chi phí điều trị, chăm sóc sau phẫu thuật mà còn để lại hậu quả lâu dài như:
- Làm mất đi hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể (đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi).
- Người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
- Có thể dẫn tới tử vong do chảy máu trong và sau cắt amidan.
“Nhiều người nghĩ rằng sau khi cắt amidan rồi thì sẽ không bị viêm nữa nhưng thực tế có rất nhiều người tuy đã hết viêm amidan nhưng lại bị viêm họng mạn tính, viêm thanh quản sau cũng gây mệt mỏi không kém."
Phải làm gì khi không muốn cắt amidan hoặc đã cắt amidan rồi nhưng vẫn bị viêm ?
Bước 1: Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây viêm nhiễm amidan như khói bụi, nước đá, rượu bia…
Bước 2: Mùa hè tránh dùng điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu. Mùa đông cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng họng.
Bước 3: Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn cay nóng.
Bước 4: Điều trị triệt để các bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm miệng, viêm tai…để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống làm họng bị viêm liên tục.
Bước 5: Vệ sinh sạch miệng, họng, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Bước 6: Tránh lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ tái phát bệnh do việc uống kháng sinh bừa bãi không chỉ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng; hậu quả là bệnh còn tái phát nhanh hơn, thậm chí dễ mắc thêm các bệnh nhiễm khuẩn khác, hại gan, thận…
Bước 7: Nên sử dụng thêm các sản phẩm Đông Y trong điều trị viêm amidan bởi vì việc sử dụng các thảo dược như Xạ can, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Bảy lá một hoa, Huyền sâm…giúp thanh nhiệt, tả hỏa, đánh tận gốc vào nhiệt độc tích tụ ở phế (nguyên nhân gây viêm amidan theo Đông Y) giúp:
- Chấm dứt tình trạng đau, sưng amidan, ngứa rát họng, ho nhiều và bảo vệ amidan, họng trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
- Phục hồi amidan, giúp amidan trở lại kích thước ban đầu.
- Tác dụng bền vững, bảo vệ họng, amidan trước các nguy cơ gây bệnh và phòng ngừa tái phát viêm họng mạn hiệu quả.
- Khi đó, người bệnh không cần cắt amidan nữa hoặc nếu đã cắt thì không còn lo sợ bị viêm họng, thanh quản nữa.
*** Lưu ý khi sử dụng các thuốc Đông dược/ Nam dược:
- Nhiều sản phẩm từ các bài thuốc YHCT sau khi sản xuất chưa có tác dụng như mong muốn: có thể do công nghệ sản xuất chưa cao, dược liệu chưa được lựa chọn kỹ nên chưa chắt lọc và lưu giữ được hết tinh hoa của các thảo dược
- Nên lựa chọn các công ty uy tín có công nghệ bào chế tốt, đảm bảo vệ sinh, chất lượng dược liệu, chất lượng sản phẩm, hiệu quả điều trị, tránh tiền mất tật mang do bị nhiễm độc chì, thuốc trừ sâu, mất “chất” do cách sản xuất lạc hậu…