Thông tin & Sự kiện

Stress: Căn nguyên của nhiều bệnh nguy hiểm

Ngày 01/04/2015 21:05

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO), Stress là sự phản ứng thông qua thể chất, tinh thần, hoặc tình cảm của cơ thể con người với các tác nhân gây ra căng thẳng từ bên ngoài.

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO), Stress là sự phản ứng thông qua thể chất, tinh thần, hoặc tình cảm của cơ thể con người với các tác nhân gây ra căng thẳng từ bên ngoài.

Các tác nhân đó có thể là áp lực từ công việc và tài chính; sự đổ vỡ về mặt tình cảm; các vấn đề về sức khỏe như thiếu ngủ, bệnh tật; do sử dụng các chất kích thích kéo dài như bia, rượu, thuốc lá,…

 

Stress và bệnh tật
Stress có thể biểu hiện trên cả 3 mặt: thể chất, tình cảm hay tinh thần. Và ở mỗi một cấp độ biểu hiện, Stress đem đến cho con người những hậu quả khác nhau.
Về thể chất: Các triệu chứng phổ biến nhất là đau đầu, vì stress gây nên tình trạng căng cơ vùng cổ, trán và vai. Không chỉ như vậy, stress kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như: cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, cao huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch, đột quỵ hay thậm chí là rụng tóc.
Về tình cảm: Những phản ứng thường gặp về mặt tình cảm bao gồm: lo lắng, giận dữ, trầm cảm, khó chịu, thất vọng với bản thân và xã hội, suy giảm trí nhớ và thiếu tập trung trong công việc.
Và về tinh thần: Trạng thái stress kéo dài có thể gây nên các vấn đề về mặt tinh thần trên một số cá nhân. Các triệu chứng thường gặp là từ chối giao tiếp xã hội, ám ảnh sợ hãi, rối loạn hành vi, rối loạn ăn uống,…
Cùng với sự phát triển của Y học hiện đại, ngày càng có nhiều mối dây liên hệ giữa Stress và bệnh tật được chứng minh. Một vài trong số đó, có thể bạn chưa từng nghĩ tới:
-         Stress là tác nhân gây bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của điều này là do stress gây ức chế quá trình sản xuất insulin tuyến tụy.
-       Stress có thể gây rút ngắn thai kỳ, dẫn đến tình trạng sinh non ở thai phụ. Ngoài ra, stress còn ảnh hưởng tới tỉ lệ sinh giữa bé trai và bé gái, và hậu quả là sự suy giảm số lượng nam giới.
-         Người mẹ bị stress trong quá trình mang thai có thể gia tăng nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ trong tương lai.
-         Stress gây ung thư. Một nghiên cứu gần đây cho thấy stress có khả năng gửi đi các tín hiệu “biến” các tế bào bình thường thành khối u ung thư thông qua một quá trình mang tên JNK.
-         Stress gây ra Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) - một thực thể bệnh lý nằm trong các rối loạn chứcnăng ống tiêu hóa.

 

Các giải pháp điều trị
Như đã nêu ở trên, nguyên nhân gây ra stress rất đa dạng. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp điều trị phải căn cứ vào tình hình thực tế của người bệnh. Hiện nay, có 2 liệu pháp được áp dụng phổ biến là: liệu pháp tâm lý & liệu pháp dượcphẩm dinh dưỡng.
Liệu pháp tâm lý (Tâm lý trị liệu) là một hệ thống các kỹ thuật tâm lý được áp dụng nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân dưới sự hướng dẫn của của những “nhà trị liệu”. Hệ thống này gồm một số liệu pháp cụ thể như: Liệu pháp tâm thần “Tự biết mình đang được khuyến cáo”; Liệu pháp tâm thần hỗ trợ, là tác động làm giảm các triệu chứng bằng trấn an; Các phương pháp thư giãn như thiền, trầm tư,…; một vài bệnh nhân có thể dùng phương pháp thôi miên làm tăng hiệu quả của thư giãn. 
Liệu pháp dược phẩm dinh dưỡng là phương pháp sử dụng sản phẩm để tác động vào cơ thể người bệnh nhằm hỗ trợ điều trị các triệu chứng do bệnh lý gây ra, cụ thể trong trường hợp này là Stress. Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm hỗ trợ điều trị Stress. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm được đánh giá và kiểm chứng là có khả năng để hỗ trợ điều trị Stress một cách toàn diện, hiệu quả & an toàn, có thành phần chiết xuất từ thảo dược, để loại trừ khả năng bị lạm dụng thuốc.
Theo Thế Nam