Tại các nước đang phát triển, béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam, tỉ lệ thừa cân và béo phì trung bình 6 - 10%.
Những ảnh hưởng xấu ở phụ nữ có béo phì cho thai nhi
Phụ nữ có béo phì thì khả năng thụ thai rất khó khăn do kinh nguyệt không đều, chu kỳ phóng noãn không xảy ra có tỉ lệ cao, sự hòa hợp giữa noãn và tinh trùng có nhiều bất lợi. Trường hợp, khi đã thụ thai rồi thì nguy cơ sảy thai là khá phổ biến. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, tỉ lệ sảy có thể là do bản thân chất lượng phôi kém cộng với những thay đổi bất lơi của lớp nội mạc tử cung do béo phì.
Ngoài ra, dị tật bẩm sinh xuất hiện ở thai nhi rất cao.
Bằng chứng khoa học cho thấy trẻ được sinh ra từ những bà mẹ béo phì sẽ dễ bị mắc bệnh đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch và cả béo phì. Điều này có thể do những biến đổi bên ngoài bộ gen của phôi thai vì những thay đổi của môi trường tử cung ở bà mẹ thừa cân. Khi đến giai đoạn chuyển dạ sinh, ngôi thai bất thường, sinh khó do phần mềm quá nhiều. Bé sinh ra khả năng đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng sơ sinh.
Nguy cơ ảnh hưởng của thai cho bà mẹ bị béo phì
Tất cả phụ nữ khi mang thai đều có thể bị các biến chứng do thai nghén nhưng người bị béo phì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn. Trong thai kỳ: gặp khó khăn khi mang thai bởi sự phát triển của thai và sự phát triển của cơ thể mình làm cho họ cảm thấy nặng nề và mệt nhọc. Hệ thống cơ xương phải chịu một lúc cả trọng lượng thai và trong lượng dư thừa của cơ thể mẹ. Người mẹ có thể mắc bệnh đái tháo đường, tiền sản giật, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc mỡ do sự vận động kém do thường ở trong một trạng thái lâu không thể vận động được, gặp hiện tượng ngưng thở tạm thời lúc đang ngủ. Trong giai đoạn chuyển dạ khả năng sinh mổ nhiều hơn là sinh thường, ở giai đoạn hậu phẫu tình trạng liền sẹo chậm, dễ bị ứ dịch lòng tử cung.
Những giải pháp điều trị ở những phụ nữ béo phì muốn sinh con
Điều đầu tiên phải đi khám phụ khoa, kiểm tra hệ sinh dục và tính chất chu kỳ kinh của người béo phì. Một khi kiểm tra phụ khoa bình thường, bác sĩ chuyên khoa có những lời khuyên về khả năng thụ thai tại thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ mang thai có cơ địa béo phì nên ăn nhiều rau và trái cây
|
Bản thân có những bệnh lý có săn tư trươc , chun g ta nên đi điêu trị tích cực và tình trạng sức khỏe ổn định rồi mới có thai. Cụ thể: bệnh đái tháo đường, nên điều trị đường huyết luôn luôn ổn định ở mức chỉ số 5,5 - 6,3mmol/l. Bệnh lý tăng huyết áp, cần điều trị khi huyết ổn định ở mức 120 - 130/ 70 - 80mmHg.
Bước kế tiếp cực kỳ quan trọng làm sao cho trọng lượng cơ thể giảm dần bằng cách chế độ luyện tập cơ thể và chế độ ăn uống ở người béo phì.
Hãy ăn ít năng lượng hơn trước bằng cách trước mỗi bữa ăn uống một ly nước khoáng, ăn một chén canh rau, hoặc ăn một đĩa rau luộc... để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác. Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn trái cây chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại trái cây ít ngọt, vì chúng cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân, chống táo bón. Nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu, không ăn: óc heo, thận, tim, gan, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều cholesterol và chất béo khác. Khi chế biến thức ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, hạn chế chiên xào, để giảm lượng dầu mỡ vì ăn nhiều dầu thực vật cũng vẫn bị béo. Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm về trưa, ăn hạn chế về buổi tối, nên ăn đều đặn không nên bỏ bữa. Cung cấp đủ vitamin và muối khoáng: những khẩu phần ăn dưới 1.200kcal thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, sắt, vitamin E… Nên uống thêm viên polyvitamin và khoáng chất hàng ngày.
Nhất thiết phải có chế độ rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày, không nên biện lý do này, lý do kia để lẩn tránh việc luyện tập. Mỗi ngày trung bình phải có 1 - 2 tiếng đồng hồ dành cho sự luyện tập cơ thể. Cụ thể chúng ta đi bộ, chạy bộ, thể dụng nhịp điệu, bơi lặn, đạp xe… rèn luyện như thế nào để ra mồ hôi nhiều là đạt hiệu quả.
Làm gì khi người béo phì đã có thai?
Ở người béo phì sau khi xác định có thai: cần thiết đi khám bác sĩ sản khoa và bác sĩ dinh dưỡng, để lên kế hoạch chăm sóc đặc biệt. Giám sát kỹ chỉ số đường huyết, chỉ số huyết áp cũng như các thông số sinh hóa về chức năng gan, chức năng thận trong suốt thai kỳ làm sao duy trì các chỉ số luôn luôn trong giới hạn bình thường. Cụ thể làm các xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ, để có những kết quả chính xác và hướng điều trị hợp lý. Mỗi giai đoạn của thai kỳ có những mối nguy cơ cần phải dự phòng trước để tránh xảy ra những biến chứng đó.
Ba tháng đầu khả năng sảy thai cao, cần cho thuốc dưỡng thai như Utrogestan hoặc Duphaston và thuốc chống co thắt spasmaverin hoặc spassles. Ba tháng giữa nguy cơ sảy thai to, tiền sản giật xuất hiện đái tháo đường thai kỳ… Việc theo dõi và xử trí kịp thời là khâu rất quan trọng.
Ba tháng cuối của thai kỳ nguy cơ thai kỳ đối với người béo phì vẫn luôn rình rập. Tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, hội chứng ống cổ tay khi mang thai, giãn khớp cùng chậu và sinh non là những bệnh lý có thể xảy ra ở đối tượng trên. Điều quan trọng tuân thủ tốt theo sự chỉ dẫn và điều trị của bác sĩ.
BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN