Thông tin & Sự kiện

5 sai lầm thường gặp khi chữa viêm đường hô hấp trên

Ngày 02/04/2014 9:51

Hệ miễn dịch của con người khi bị suy yếu rất dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên. Điều này khiến nhiều người mệt mỏi, khó chịu, lo lắng. Có 5 sai lầm thường gặp khi chữa viêm đường hô hấp trên.

5-sai-lam-thuong-gap-khi-chua-viem-duong-ho-hap-tren

ảnh minh họa

TS. Nguyễn Xuân Thanh, UVBCH Hội Châm cứu Thăng Long (Hà Nội) cho biết, bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa hanh khô, mùa đông, trùng với mùa của bệnh cúm, hen, viêm phế quản mạn, viêm phổi. Đối tượng mắc bệnh với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em. Viêm đường hô hấp trên không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh, gồm: cúm, cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… Ông cho rằng, có 5 sai lầm thường gặp khi chữa viêm đường hô hấp trên:

1- Không tích cực chữa sớm: Nhiều người nghĩ rằng, bệnh nhẹ sẽ mau khỏi nên thường chủ quan không tích cực chữa ngay từ đầu, đến khi bị bệnh nặng mới chữa.

2- Vội vàng dùng thuốc kháng sinh: Nhiều người mới sổ mũi, ho đã dùng kháng sinh. Không khỏi thì đi bác sĩ, bệnh viện và lại được hướng dẫn sử dụng kháng sinh tiếp mà không biết rằng sổ mũi, ho ban đầu là do nguyên nhân gì? Nếu do dị ứng, do lạnh thì không cần thiết phải dùng kháng sinh, còn do virus thì kháng sinh không có tác dụng. Vậy vô tình chúng ta đã tự uống thuốc độc vào người, càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

3- Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho: Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Vì thế thuốc ức chế cơn ho chỉ dùng khi bị ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đối với những trường hợp như hen phế quản, viêm phế quản cấp, không tự ý mua bất kỳ loại thuốc ho nào mà cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ.

4- Dừng thuốc quá sớm: Đây là sai lầm thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là khi uống kháng sinh. Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng khi thấy đã khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn, nghĩ mình đã khỏi liền dừng dùng thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần, hoặc bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.

5- Không tẩy độc tích cực cho cơ thể

Nếu được phòng và điều trị sớm thì hiệu quả sẽ cao, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng làm được, nên bệnh được ví “lai rai là bệnh mũi, họng”. Phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên bằng cách luôn giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh. Hàng ngày có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mũi để làm sạch và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong mũi và thường xuyên vệ sinh cơ thể để loại trừ mầm bệnh lây lan. Trường hợp ngạt, chảy  nước mũi nhiều tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh kèm bệnh nhân có thể chọn và nhỏ sunfarin, hoặc naphazolin, hoặc oxymethazolin. Cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và uống đủ lượng nước cơ thể cần. Khi ra đường cần đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi, nấm mốc, khí độc và vi khuẩn là những nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Khi xuất hiện triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở… cần đến bệnh viện khám để điều trị kịp thời.

Theo Xaluan.com