Thông tin & Sự kiện

Tránh nhiễm khuẩn từ nhà bếp

Ngày 14/12/2015 10:28

nhathuoctot.com

Nguyên nhân của các bệnh lý nhiễm khuẩn thức ăn đa phần đều bắt đầu từ nguồn thực phẩm.

Nguyên nhân của các bệnh lý nhiễm khuẩn thức ăn đa phần đều bắt đầu từ nguồn thực phẩm. Tuy nhiên, những yếu tố gây nhiễm khuẩn phát sinh ở các khâu khác như dụng cụ làm bếp không sạch, bàn tay người nấu bếp, môi trường bẩn trong gian bếp,… là những yếu tố mà nhiều người nội trợ làm bếp không trú trọng phải nhất là khu vực nông thôn, miền núi. Có những nguyên tắc đơn giản sau để thực hiện làm bếp an toàn.

Tránh nhiễm khuẩn từ nhà bếp 1

Rửa tay sạch: Tay chứa nhiều vi khuẩn nhất do lao động, tiếp xúc với mầm bệnh: Vật nuôi, cây trồng, lau chùi vệ sinh hàng ngày… do vậy trước khi chế biến thức ăn cần rửa tay sạch. Tốt nhất là rửa tay bằng xà phòng.

Rửa sạch các vật dụng làm bếp: Các dụng cụ nhà bếp từ miếng rửa bát, đũa đến chậu rửa, mặt bếp, dao thớt, bát, khăn vải lau tay đều chứa nhiều vi khuẩn nên. Vì vậy, trước hết khi vào bếp người làm bếp cần rửa sạch các vận dụng nhà bếp. Không chỉ có vậy, nhiều gia đình chỉ dùng 1 cái thớt, con dao để thái thức ăn cả chín lẫn sống nên nguy cơ nhiễm khuẩn chéo là rất cao. Không sử dụng các vật dụng như dao thớt cho thực phẩm sống và chín lẫn lộn trong chế biến nấu nướng. Ví dụ như: khi thái đồ tươi sống như: thịt, cá, thủy sản, sau khi dùng phải rửa sạch để ráo nước rồi lấy nước đun sôi dội cho sạch rồi mới dùng để thái thức ăn đã nấu chín. Tương tự, các vật dụng như chậu rửa, rổ rá cũng vậy, ví dụ chậu rửa thịt, cá thì không thể rửa rau, nhất là rau, trái cây ăn sống.

Ngoài việc chế biến thức ăn ngon miệng, sạch sẽ và hợp vệ sinh, việc rửa bát, đũa, thìa cũng vô cùng quan trọng. Thức ăn thừa phải được gạt sạch rồi mới rửa bát đũa (có thể sử dụng nước vo gạo mới để rửa), không nên ngâm bát, đũa quá lâu trong chậu điều này khiến dầu mỡ, mùi thức ăn không trôi hết được mà bám lại và vi khuẩn có điều điện sinh sôi phát triển, nếu sau đó bát rửa không sạch dễ bị nhiễm khuẩn.

Vì vậy, để tránh nhiễm khuẩn, cần thực hiện mười “nguyên tắc vàng”: chọn thực phẩm tươi, sạch; chế biến thức ăn bằng nước sạch; thực hiện ăn chín, uống sôi, ngâm kỹ, rửa sạch rau quả khi ăn sống; ăn ngay thức ăn khi vừa nấu xong; không ăn thức ăn ôi thiu; che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín; đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại; thức ăn sống, chín phải để riêng; không dùng lẫn dụng cụ chế biến; rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn; giữ dụng cụ nơi chế biến luôn khô sạch.

NGUYỄN THU HOÀI