↵
Người Nhật rất kiên nhẫn, tỉ mẫn và rất xem trọng dạy dỗ con. Người phụ nữ Nhật bản sau khi lập gia đình thường nghỉ việc ở nhà để dành toàn tâm, toàn ý chăm sóc, dạy dỗ con. Phương pháp dạy con của người Nhật hướng tới sự thống nhất và hài hòa giữa cá nhân và xã hội.
Trẻ em Nhật Bản được dạy từ bé về sự công bằng và tính tự lập thông qua nhiều hoạt động, công việc mà bé được bố mẹ dạy và tự làm từ khi còn nhỏ. Mọi học sinh ở đất nước mặt trời mọc đều tự đi bộ hoặc xe bus chung của trường để đi học. Không hề có việc cha mẹ đưa đón con em mình đến trường bằng xe riêng.
Người Nhật giáo dục trẻ em trở thành một người tốt, một công dân tốt trước khi dạy cho trẻ em kiến thức của việc học tập. Trẻ em ở Nhật được dạy tránh làm tổn thương người khác, dẫn đến việc nghĩ xấu về người khác, nhấn mạnh đến sự lắng nghe và hiểu biết dành cho người giao tiếp; đồng thời cũng khẳng định cá nhân có thể khẳng định được giá trị của mình qua sự yêu thương từ cộng đồng.
Khả năng điều chỉnh và thích nghi với hoàn cảnh để bảo vệ lợi ích của tập thể, giúp cho một nhân cách biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên cái tôi cá nhân cũng được coi trọng. Bản thân mỗi người sẽ được nhìn nhận qua cách sống và biểu hiện của mình. Người Nhật cũng đề cao chuẩn mực, lòng biết ơn, ý nghĩa của sự tôn trọng và vinh danh.
Các nhà giáo dục trên thế giới rất chú ý đến giáo dục ý thức cho trẻ từ những ngày đầu tiên. Bộ “Dạy con kiểu Nhật: giai đoạn trẻ 0 tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi” của giáo sư Kubota Kisou là nền móng để bạn có thể dạy cho con mình hình thành nhân cách và phát triển năng lực con người. Bộ sách đưa ra những phương pháp đơn giản từ nắm chặt tay, xòe ra… đến các bài tập khó như ghi nhớ số, kết nối từ và cả những bài học để hình thành ý thức cho trẻ từ khi còn rất nhỏ. Bộ sách có thể coi như một trong những cuốn kim chỉ nang cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con em mình thành đứa trẻ ngoan và có ý thức như những gì mà trẻ em Nhật Bản được dạy từ khi còn bé.
Phương Thảo