Thông tin & Sự kiện

Kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân – hãy coi đó là điều bắt buộc

Ngày 08/12/2015 14:54

nhathuoctot.com

SKĐS - Hầu hết chúng ta thường tìm đến tình yêu rồi sau đó kết hôn theo lời mách bảo của trái tim và người các bạn lựa chọn cũng hoàn toàn là một “đối tác” ngẫu nhiên trên đường đời này.

 

Tuy nhiên, cũng hầu hết chúng ta không được biết hết và đầy đủ tình trạng sức khỏe của nhau trước hôn nhân. Mà chính tình trạng đó ảnh hưởng trực tiếp và liên quan mật thiết tới sức khỏe của chính bạn trong suốt cuộc đời sau này, thậm chí là ảnh hưởng đến cả cuộc sống sinh tồn của thế hệ tiếp theo. Vì thế các chương trình tuyên truyền kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân bạn đừng nghĩ là chúng không cần thiết, hãy quan tâm đúng mức độ tới vấn đề quan trọng này.

Các kết quả kiểm tra sức khỏe dù là như thế nào cũng không hoàn toàn bắt buộc bạn phải từ bỏ “đối tác” của mình mà sẽ cho bạn những lời khuyên phù hợp trong cuộc sống vợ chồng sau này. Thay vì bạn không kiểm tra vì lười, vì sợ, vì thiếu niềm tin… bạn sẽ phải hối hận trong cuộc sống sau này với những biến cố xảy ra không lường được trước.

1. Kiểm tra HIV và các bệnh lây truyền đường tình dục

Với tỉ lệ mắc bệnh HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện tại, điều quan trọng hơn hết là các cặp vợ chồng sắp cưới nên có kiểm tra sàng lọc các bệnh này trước khi kết hôn. Bao gồm HIV, viêm gan B, C, và vô số bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm khác. Nếu bạn không kiểm soát được ngay khi có thể, bạn sẽ mắc các căn bệnh này có thể là suốt đời sau khi kết hôn. Các kiến thức về tình trạng sức khỏe của vợ hay chồng bạn sẽ giúp bạn tự bảo vệ mình và tìm kiếm các biện pháp y tế chăm sóc đầy đủ. Thậm chí với các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được điều trị hoặc bạn tìm được cách phòng tránh lây nhiễm để giảm nguy cơ vô sinh, sảy thai sau này.

2. Kiểm tra nhóm máu

Kiến thức về các nhóm máu vợ hay chồng bạn vô cùng quan trọng trước khi kết hôn vì có những nhóm máu không tương thích giữa hai người sẽ có hại cho thai nhi sau này. Những xét nghiệm này rất dễ thực hiện và thường có kết quả sau 30p. Khi xảy ra các bất đồng tương thích giữa nhóm máu, bạn sẽ gặp phải nguy cơ thai nhi chết trong tử cung hay sẩy thai. Qua xét nghiệm máu trước hôn nhân, các bác sĩ sẽ tìm lời khuyên cho bạn về những biện pháp sử dụng khi mang thai để bạn có thể sàng lọc được những cá thể tốt và khỏe mạnh.

3. Xét nghiệm tế bào gene hồng cầu hình lưỡi liềm

Bệnh hồng cầu hình liềm là một bệnh mạn tính và suy nhược trong khiếm khuyết tế bào hồng cầu. Như tên của nó, các tế bào có hình dạng giống như một lưỡi liềm và điều này ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển ôxy trong các mạch máu nhỏ đi nuôi các tế bào và mô. Khi bạn có xét nghiệm này bạn sẽ sàng lọc cho mình bởi bệnh này được khuyến cáo người mang bệnh tế bào máu lưỡi liềm không kết hôn với người mang gene bệnh tế bào máu lưỡi liềm bởi bạn có tỉ lệ 50% sinh ra một em bé mắc bệnh này bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu một cá nhân mang gene hồng cầu lưỡi liềm kết hôn với một cá nhân khác không có đặc điểm nào của bệnh này sẽ sinh ra những đứa con chỉ mang gene chứ không mang bệnh

4. Kiểm tra khả năng sinh sản

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên trong xã hội hiện đại ô nhiễm và nhiều độc tố ngày nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chúng ta. Điều này vô cùng quan trọng bởi vì các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản có thể được giải quyết càng sớm càng tốt mà không gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho nhau sau khi kết hôn. Kiểm tra khả năng sinh sản thường bao gồm: phân tích tinh trùng của nam giới đánh giá khả năng thụ tinh, xét nghiệm nội tiết cho các cặp vợ chồng như FSH, LH, prolactin, testosterone, estrogen và progesterone; xét nghiệm tình trạng rụng trứng ở phụ nữ, siêu âm vùng chậu cũng có thể cần thiết để đánh giá các cơ quan sinh sản cho những bất thường bẩm sinh hoặc đã mắc phải.

5. Xét nghiệm di truyền và các bệnh mạn tính

Hôn nhân là sự cam kết suốt cuộc đời với bất kì ai. Biết về yếu tố di truyền hay bệnh mạn tính của nhau không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến cuộc sống chung nhưng nó sẽ cần thiết để hai vợ chồng hỗ trợ nhau trong suốt chặng đường dài sau này. Nên hãy kiểm tra những điều này, bạn sẽ chủ động và chuẩn bị hỗ trợ nhau tốt nhất trong cuộc sống chung. Hay chính nhờ những xét nghiệm này mà bạn tìm được những biện pháp điều trị, chăm sóc y tế tốt nhất cho nhau trong thời điểm hiện tại. Xét nghiệm này phụ thuộc vào khu vực bạn sinh sống và các tình trạng bệnh mạn tính phổ biến hay không phổ biến, hay bệnh di truyền liên quan đến những đứa con sau này mang gene tương tự mức độ nghiêm trọng tới đâu. Tuy nhiên, xét nghiệm này nên bao gồm tầm soát bệnh tiểu đường, kiểm tra cao huyết áp, ung thư thận và xét nghiệm cho bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)./.

Hà Anh

(Theo Healthematics)