"Mong manh" như probiotics
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Men vi sinh là các vi sinh vật “sống”, khi đưa vào cơ thể đủ một lượng cần thiết sẽ bổ sung chất và lượng của các vi sinh vật có lợi trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng lẫn các hệ tuần hoàn trong cơ thể.
Thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu và chế phẩm được hoàn thiện trong việc đưa probiotics vào các sản phẩm, thực phẩm thông dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng có thực sự phát huy được tác dụng tích cực như chúng ta kỳ vọng hay không thì vẫn cần được tiếp tục xem xétvà đánh giá. Cũng theo đánh giá của FAO và WHO, tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn Probiotics là chủng khuẩn đó phải có khả năng sống sót qua hệ tiêu hoá và phải có khả năng phát triển trong ruột.
Cũng chính vì thế, nhiều nghiên cứu về men vi sinh đều tập trung vào việc “bảo quản” các lợi khuẩn này cho đến khi chúng được đưa vào ruột, phát huy các tác dụng tích cực với hệ tiêu hóa. Tại Việt Nam đã có các nghiên cứu về tác dụng sau khi đưa men vi sinh vào bao vi nang, hoặc đóng gói trong nitơ, duy trì hoạt độ nước (Aw) thấp ≤ 0,2% hay phối hợp probiotics và chất xơ hòa tan FOS (prebiotics)…
Mới đây nhất, năm 2015, công ty Cổ phần Thực phẩm PAN (PAN Food) được chuyển giao từ Anh Quốc công nghệ lợi khuẩn Bacillus Subtilis HU58 dạng bào tử bền nhiệt, duy nhất cho phép ứng dụng probiotics vào các dây chuyền sản xuất công nghiệp tiên tiến, giúp Probiotics được bảo toàn công dụng và sử dụng thuận tiện ngay trong sản phẩm thực phẩm hàng ngày..
Vị giáo sư với 1/4 thế kỷ gắn bó cùng Probiotics
Ông Simon Cutting là giáo sư đầu ngành khoa công nghệ vi sinh, tiến sĩ vi sinh tại Đại học Oxfoxd (Anh Quốc) đồng thời là Nhà sáng lập Viện nghiên cứu SporeGen và hiện đang giảng dạy tại Đại học Hoàng giaHolloway, Anh Quốc. Ông đã dành 25 năm nghiên cứu chuyên sâu về Bacillus Subtilis để tìm ra vi sinh lợi khuẩn ưu việt mang tên HU58.
Giáo sư Cutting tại một buổi hội thảo
Công nghệ của ông khiến lớp vỏ bào tử như một chiếc áo giáp bao quanh lợi khuẩn giúp chúng tồn tại ở môi trường pH thấp, chịu được nhiệt độ lên đến 95 độ C… Lợikhuẩn này đi vào cơ thể, đến ruột non gặp môi trường thuận lợi chúng bắt đầu sản sinh enzyme để tiêu hóa thức ăn và tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Các thành quả nghiên cứu của giáo sư đã hình thành một công nghệ giúp “bảo toàn” các vi sinh vật có lợi này trong những môi trường “khắc nghiệt” của dây chuyền sản xuất công nghiệp và an toàn trong môi trường acid dịch vị dạ dày, để khi các lợi khuẩn hoạt động vẫn cung cấp đầy đủ số lượng cần thiết nhằm đảm bảo tối đa công dụng của Probiotics đối với cơ thể người.
Nói về quá trình này, giáo sư Simon Cutting giải thích: “Khi được đưa vào ruột non thành công, vi khuẩn có lợi sẽ đảm bảo việc hấp thụ dinh dưỡng, nâng cao đề kháng, ngăn cản sự xâm lấn của vi khuẩn gây hạị, giúp cơ thể con người phát triển tốt. Đặc biệt, với cấu tạo ở dạng bào tử “ngủ” nên việc bảo quản vi khuẩn có lợi này đơn giản và dễ dàng hơn nhiều so với vi khuẩn sống”.
Với công nghệ tiến tiến mà giáo sư Simon Cutting nghiên cứu thành công, các vi sinh vật có lợi này sẽ được PAN Food ứng dụng vào các sản phẩm thực phẩm tốt cho sức khoẻ người dùng, tiện dụng và linh hoạt hơn thay vì phải bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp hoặc dạng nước như các chủng vi sinh trước đây.