“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là lời khuyên rất hữu ích vì một khi đã nhiễm bệnh thì không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tiền bạc của gia đình, mà thậm chí còn để lại nhiều di chứng về sau...
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào, trong đó trẻ em ở độ tuổi 5-8 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bệnh Quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là có thể dẫn đến vô sinh. Với di chứng nặng nề như vậy, cha mẹ cần quan tâm, chú ý phòng bệnh cho trẻ bằng những biện pháp sau đây:
- Cách ly người bệnh trong khoảng thời gian 2 tuần tính từ lúc phát hiện mắc bệnh, để phòng tránh lây lan cho người khác.
- Người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động.
- Người bệnh bị sốt cần được hạ nhiệt bằng khăn ấm, không nên sử dụng khăn lạnh để lau người.
- Có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, giảm đau và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
- Giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng má bị sưng.
- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
- Có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là đường hô hấp.
- Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị Quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì cần phải tiêm vắc xin ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng Quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh Quai bị.
- Khi trẻ được 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin phòng bệnhQuai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh Quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.
Chí Hoàng (ghi)
Mời xem tiếp bài 2: Rubella - căn bệnh không thể xem nhẹ ra ngày 28/7/2015