Những thực phẩm có vị chát: hồng còn xanh, táo xanh, táo đỏ, vỏ nho... đều là những thực phẩm có vị chát. Vị chát của chúng là do tannin, acid phytic và acid oxalic. Đây là những chất chống ôxy hóa mạnh, hữu ích cho việc phòng chống bệnh đái tháo đường và cholesterol cao, giảm nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, Alzheimer, Parkinson, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi.
Táo đỏ và long nhãn nấu chè có tác dụng dưỡng huyết, an thần, làm chậm quá trình lão hóa.
Thực phẩm có vị cay, nóng:
Vị cay trong thực phẩm thường do chất capsaicin hoặc khoáng chất sulfide dễ bay hơi gây ra. Chất capsaicin không những có tác dụng giảm đau mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, mang lại hiệu quả đốt cháy calo, giảm béo. Mù tạt là loại gia vị cay nhưng có khả năng điều tiết nội tiết nữ, kích thích các mạch máu mở rộng, tăng cường máu lưu thông giúp gương mặt hồng hào hơn. Hạnh nhân tuy nóng nhưng lại giàu phytesterol có tác dụng làm giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể, rất tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc lượng đường trong máu không ổn định, nó cũng chứa nhiều acid amino, làm tăng lượng testosteron, kích thích sự phát triển săn chắc của cơ bắp.
Thực phẩm có vị đắng:
Vỏ chanh, lá chè, rượu vang... rất giàu các chất glycosides, tecpen và polyphenol nên chúng có vị đắng. Tuy nhiên, các thực phẩm này đều có thể ngăn ngừa ung thư và bệnh tim mạch.
Nhóm gia vị:
Tỏi, hành, hành tây, hẹ, rau thơm, gừng, nghệ... có mùi rất đặc trưng là do chúng chứa glucosinolates, hợp chất diallyl disulfide - những chất chống ôxy hóa giúp ngăn chặn bệnh ung thư. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn một nửa củ tỏi sống mỗi ngày sẽ có tác dụng ức chế ung thư vú, ung thư buồng trứng. Hành tây chứa nhiều oryzanin, lactoflavin, canxi, kali rất tốt cho xương, chất acid folic trong hành tây có tác dụng bảo vệ tim mạch và nâng cao sức khỏe.
An Ngọc Hoa