Information & Events

Làm thế nào để nhận biết HCTĐ?

Date 03/03/2014 10:05

nhathuoctot.com

HCTĐ gây nên bởi sự tác động vào một số cơ quan như hệ tinh thần kinh, tai, tim mạch, mắt hoặc thoái hóa cột sống cổ hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc, trong đó sự ảnh hưởng đến ốc tai tiền đình đóng vai trò chủ yếu. Có rất nhiều nguyên nhân gây HCTĐ như

 

 

Làm thế nào để nhận biết HCTĐ?khi lặp đi, lặp lại nhiều lần. Người bệnh lao đao, choáng váng, mất thăng bằng, ù tai, giảm thính lực ở một hoặc hai bên tai (nếu tái đi tái lại nhiều lần). Nếu cố dậy để đi có thể bị ngã hoặc dúi dụi xuống đất, cũng có trường hợp bị sang chấn. Cũng có khi người bệnh bị ngất (syncope) mất ý thức tạm thời, vã mồ hôi, choáng váng.

Mối nguy hiểm với người cao tuổi
Người bị hội chứng tiền đình thường bị hoa mắt chóng mặt, ù tai.

Vì sao NCT hay bị HCTĐ?

HCTĐ gây nên bởi sự tác động vào một số cơ quan như hệ tinh thần kinh, tai, tim mạch, mắt hoặc thoái hóa cột sống cổ hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc, trong đó sự ảnh hưởng đến ốc tai tiền đình đóng vai trò chủ yếu. Có rất nhiều nguyên nhân gây HCTĐ như tuần hoàn não kém, thời tiết thay đổi hoặc do ngộ độc độc tố hay ngộ độc hóa chất (ngộ độc thực phẩm); do viêm tai xương chũm mạn tính hoặc do dây thần kinh tiền đình bị tổn thương; do NCT dùng một số thuốc (kháng sinh nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau) hoặc do uống nhiều rượu cũng có khả năng gây nên HCTĐ. Ngoài ra, HCTĐ rất hay gặp ở NCT bị thoái hóa cột sống cổ hoặc làm việc nhiều áp lực, môi trường ít vận động, ngồi lâu trước máy vi tính, phòng lạnh kín làm cho vùng cột sống cổ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ làm co thắt dần dần động mạch cột sống thân nền dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng não bộ gây HCTĐ và đây cũng là một lý do làm bệnh dễ tái phát.

Không tự ý điều trị khi bị HCTĐ

Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên chọn tư thế nằm cho thích hợp (nghiêng trái hay nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa), tránh thay đổi tư thế và nên tránh ánh sáng chói chang như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn công suất lớn hoặc tránh tiếng động mạnh (tiếng ồn ào, trống, nhạc...). HCTĐ nếu không điều trị tích cực sẽ kéo dài, tái diễn liên tục, để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Muốn biết có bị HCTĐ hay không thì cần đi khám bệnh để xác định chắc chắn, tốt nhất là khám chuyên khoa tai, mũi, họng. Điều trị HCTĐ quan trọng nhất là giải quyết triệu chứng chóng mặt và buồn nôn, nôn, đặc biệt là chóng mặt. Khi lên cơn rối loạn tiền đình cần cho người bệnh nằm ở nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn và kết hợp thuốc (vừa thuốc uống vừa thuốc tiêm). Tuy vậy, người bệnh không được tự ý mua thuốc tự điều trị mà phải được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp khám bệnh, chỉ định và phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Mối nguy hiểm với người cao tuổi
Cấu trúc giải phẫu của tai (ốc tiền đình).

HCTĐ có dự phòng được không?

Để không mắc HCTĐ hoặc đã mắc HCTĐ rồi thì bệnh ổn định và không tái phát, cần tìm nguyên nhân để điều trị (ví dụ bệnh tăng huyết áp, bệnh huyết áp thấp, chứng tăng mỡ máu, bệnh thoái hóa cột sống cổ, viêm tai xương chũm...). Khi đã bị viêm tai, mũi, họng, xoang cần vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày và tích cực điều trị. Tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, ngồi lâu trước máy vi tính, ngồi lâu một chỗ trong phòng. Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy theo hướng dẫn của bác sĩ. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50-100 lần. Người bệnh cũng không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt... Những người đã từng mắc HCTĐ thì không nên đi xe đạp, xe máy ngay cả việc lên, xuống cầu thang đề phòng ngã gây tai nạn (gãy xương, xuất huyết não,...). Nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38oC trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác... thì nên đi khám ngay. Vì ngoài HCTĐ, nó có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

BS. Đặng Phương Linh